Các dạng toán về thứ tự thực hiện các phép tính – Bồi dưỡng Toán 6

Các dạng toán về thứ tự thực hiện các phép tính – Toán lớp 6

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.

1. Thứ tự thực hiện các phép tính đối  với biểu thức không có dấu ngoặc :

Lũy  thừa   →  Nhân và  chia    →   Cộng và trừ.

2. Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc :

( ) -> [ ] —> { }.

B. CÁC DẠNG TOÁN.

 Dạng 1. THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH THEO THỨ TỰ ĐÃ QUY ĐỊNH

Thực hiện theo đúng thứ tự quy định đối với biểu thức có dấu ngoặc và biểu thức không có

dấu ngoặc.

Ví dụ 1. (Bài 73 trang 32 SGK )

Thực hiện phép tính :

a) 5.42 -18: 32 ;                       b) 33.18-33.12 ;

c) 213 + 87.39 ;                       d) 80 -[130 – (12 – 4)2].

Giải

a) 42-18:32 =5.16-18:9 = 80-2 = 78;

b) 33.18-33.12 = 27.18-27.12 =27.(18-12) = 27.6 = 162;

c) 39. 213 + 87.39 = 39.(213 + 87) = 39.300 = 11700 ;

d) 80 – [130 – (12 – 4)2 ] – 80 – (130 – 82) = 80 – (130 – 64) = 80 – 66 = 14.

Ví dụ 2. (Bài 77 trang 32 SGK)

Thực hiện phép tính :

a) 27.75 + 25.27 – 150;                 b) 12 : {390 : [500 – (125 + 35.7)]}.

Giải

a) 27.75 + 25.27 – 150 = 27.(75 + 25) – 150 = 27.100 – 150

= 2700 – 150 = 2550.

b) 12 : {390 : [500 – (125 + 35.7)]} = 12  : {390 : [500 – (125  +  245)]}

= 12  : {390 : (500 – 370)}.

= 12  :    (390 : 130) = 12 :   3      = 4.

Ví dụ 3. (Bài 76 trang 32 SGK)

Đố : Trang đố Nga dùng bốn chữ số 2 cùng với dấu phép tính và dấu ngoặc (nếu cần)

viết dãỵ tính có kết quả lần lượt bằng 0, 1, 2, 3, 4. Em hãy giúp Nga làm điều đó.

Trả lời

Có thể viết như sau :

22 – 22 = 0 ; 22 : 22 = 1 ; 2 : 2 + 2 : 2 = 2 ;

(2 + 2 + 2):2 = 3;2 + 2 + 2- 2 = 4.

Ví dụ 4. (Bài 78 trang 33 SGK)

Tính giá trị của biểu thức :

12 000 – (1500.2 + 1800.3 + 1800.2 : 3).

Đáp số :

2400.

Ví dụ 5. (Bài 79 trang 33 SGK)

Đố : Điền vào chỗ trống của bài toán sau sao cho để giải bài toán đó, ta phải tính giá trị của

biểu thức nêu trong bài 78. An mua 2 bút bi giá…. đồng một chiếc, mua 3 quyển vở giá ….

đồng một quyển, mua một quyển sách và một gói phong bì. Biết số tiền mua 3 quyển sách

bằng số tiền mua 2 quyển vở, tổng số tiền phải trả là 12 000 đồng. Tính giá một gói

phong bì.

Trả lời

Theo thứ tự điền các số 1500 và 1800 vào chỗ trống.

Giá một gói phong bì là 2400 đồng.

Ví dụ 6. (Bài 81 trang 33 SGK)

Dùng máy tính bỏ túi để tính : (274 + 318).6 ; 34.29 + 14.35 ; 49.62-32.51.

Trả lời

3552;        1476;      1406.

Ví dụ 7. (Bài 82 trang 33 SGK)

Đố: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có bao nhiêu dân tộc ? Tính giá trị của biểu thức

34 – 33, em sẽ tìm được câu trả lời.

Trả lời

34 – 33 = 81 -27 = 54.

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc.

Dạng 2. TÌM SỐ CHƯA BIẾT  TRONG ĐẲNG THỨC HOẶC TRONG MỘT SƠ ĐỒ

Phương pháp giải

Để tìm số chưa biết trong phép tính, ta cần nắm vững quan hệ giữa các số trong phép

tính.

Chú ý :Phép tính ngược của phép cộng là phép trừ, phép tính ngược của phép nhân là phép

chia.

Ví dụ 7. (Bài 74 trang 32 SGK)

Tìm số tự nhiên x, biết:

a) 541 + (218 – x) = 735 ;                 b) 5(x + 35) = 515 ;

c) 96 – 3(x + 1) = 42 ;                       d) 12x – 33 = 32.33.

Giải

541 + (218 – x) = 735

218 – x = 735 – 541

218 – x = 194

x = 218 -194

x = 24.

Đáp số: b) x = 68 ; c) x = 17 ; d) x = 23.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *