Đề thi học kì 2 môn Toán 7 THCS Lý Thường Kiệt năm 2017 – 2018

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7 trường THCS Lý Thường Kiệt, Phòng giáo dục và đào tạo quận Đống Đa năm học 2017 – 2018.

Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề).

ĐỀ SỐ 2

I/ TRẮC NGHIỆM (2 điểm): Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Giá trị của đa thức P = 2x3 – 3y2 – 2xy khi x = -2; y = -3 là:

     A. -54     B. -24     C. -23     D. -55

Câu 2: Bậc của đa thức x100 – 2x5 – 2x3 + 3x4 + x – 2018 + 2x5 – x100 + 1 là:

     A. 4     B. 100     C. 5     D. 113

Câu 3: Các khẳng định sau đây là Đúng hay Sai

Các khẳng định
1/ Số 0 là đơn thức không có bậc
2/ Trong DABC nếu  thì BA > BC
3/ Giao điểm 3 đường phân giác của tam giác là trọng tâm của tam giác đó.
4/ Độ dài 1 cạnh của một tam giác đều nhỏ hơn nửa chu vi của tam giác ấy.

II/ TỰ LUẬN (8 điểm)

Bài 1: (1 điểm): Thời gian làm một bài toán (tính bằng phút) của 30 học sinh được ghi lại như sau:

105889789148
5771098109149
989999105514

a/ Dấu hiệu điều tra ở đây là gì?

b/ Lập bảng tần số, tìm mốt của dấu hiệu.

Bài 2: (1 điểm): Thu gọn rồi tìm bậc, hệ số của các đơn thức tìm được

$ \displaystyle \text{A = }\left( {\frac{{\text{-3}}}{\text{5}}{{\text{x}}^{\text{2}}}{{\text{y}}^{2}}} \right)\text{ }\text{. }\frac{\text{2}}{\text{3}}{{\text{x}}^{2}}\text{y}$                              $ \displaystyle \text{B = }\left( {\text{-2}\frac{1}{\text{3}}{{\text{x}}^{\text{2}}}{{\text{y}}^{\text{2}}}} \right)\text{ }\text{. }\frac{\text{9}}{{\text{16}}}\text{x}{{\text{y}}^{2}}\text{ }\text{. }{{\left( {\text{-2}{{\text{x}}^{2}}\text{y}} \right)}^{\text{3}}}$

Bài 3: (2 điểm): Cho hai đa thức

P(x) = 1 + 3x4 + 2x2 + x4 + x3 + 5x2 + 3x3 ; Q(x) = –4x4 – 2x2 – 4x3 + 2x – 4x2 – x – $ \displaystyle \frac{\text{1}}{\text{4}}$

a/ Thu gọn và sắp xếp các đa thức theo lũy thừa giảm dần của biến.

b/ Tính P(x) + Q(x); P(x) – Q(x).

c/ Chứng tỏ P(x) + Q(x) không có nghiệm.

Bài 4: (3,5 điểm): Cho DABC vuông tại B, đường cao BK (K thuộc AC). Vẽ BH là tia phân giác của $ \displaystyle \text{A}\widehat{\text{B}}\text{K}$ (H thuộc AC). Kẻ HD vuông góc AB.

a/ Chứng minh DBHK = DBHD

b/ Gọi giao điểm của DH và BK là I. Chứng minh: IK = AD.

c/ Chứng minh DK // AI.

d/ Các đường phân giác của DBKC cắt nhau tại M. Gọi N là giao điểm của CM và BK. Chứng minh N là trực tâm của DBHC.

Bài 5: (0,5 điểm): Tìm GTNN của biểu thức (x2 – 9)2 + |y – 3| – 1

2 Comments

Add a Comment
  1. Anh ơi cho em xin kq baìcon này vs ạ

  2. Cho em xin kq đề kiểm tra này vs ạ em làm r thắc mắc chả bt sai hay đúng mong mọi người giúp đỡ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *