Tham khảo ví dụ dưới đây về cách giải hệ phương trình quy về bậc nhất từ đó áp dụng vào giải các bài tương tự.
Ví dụ: Giải các hệ phương trình sau:
a) $ \left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{x}+\frac{1}{y}=3\\\frac{3}{x}-\frac{2}{y}=-1\end{array} \right.$
b) $ \left\{ \begin{array}{l}\frac{x}{{x+1}}-\frac{y}{{y-1}}=3\\\frac{x}{{x+1}}+\frac{{3y}}{{y-1}}=-1\end{array} \right.$
c) $ \left\{ \begin{array}{l}\sqrt{{2x-1}}+\frac{1}{{\sqrt{{x-y}}}}=2\\2\sqrt{{2x-1}}-\frac{1}{{\sqrt{{x-y}}}}=1\end{array} \right.$
Lời giải:
a) Đặt $ u=\frac{1}{x};v=\frac{1}{y}$. Theo đề bài ra ta có hệ phương trình:
$ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}u+v=3\\3u-2v=-1\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}v=3-u\\3u-2\left( {3-u} \right)=-1\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}5u=5\\v=3-u\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}u=1\\v=2\end{array} \right.\\\end{array}$
Từ đó suy ra: $ x=\frac{1}{u}=1;$ $ y=\frac{1}{v}=\frac{1}{2}$.
b) Đặt $ u=\frac{x}{{x+1}};v=\frac{y}{{y-1}}$. Theo bài ra ta có hệ phương trình:
$ \left\{ \begin{array}{l}u-v=3\\u+3v=-1\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}u=3+v\\3+v+3v=-1\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}u=3+v\\4v=-4\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}u=2\\v=-1\end{array} \right.$.
Từ đó suy ra: $ \left\{ \begin{array}{l}\frac{x}{{x+1}}=2\\\frac{y}{{y-1}}=-1\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x=2x+2\\y=1-y\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x=-2\\y=\frac{1}{2}\end{array} \right.$.
c). Điều kiện $ \displaystyle \text{x}\ge \frac{1}{2},x-y>0$. Đặt $ \left\{ \begin{array}{l}a=\sqrt{{2x-1}}\\b=\frac{1}{{\sqrt{{x-y}}}}\end{array} \right.$ ta có hệ phương trình mới
$ \left\{ \begin{array}{l}a+b=2\\2a-b=1\end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a=1\\b=1\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\sqrt{{2x-1}}=1\\\frac{1}{{\sqrt{{x-y}}}}=1\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x=1\\y=0\end{array} \right.$.
Vậy hệ có nghiệm duy nhất $ x=1;y=0$
cho minh xin chuyen de nay voi
hay quá
cho mình hỏi xíu ở bài 6 chỗ khi đó hệ pt có nghiệm duy nhất sao mà ra dk nghiệm đó vậy ạ
dạ cho e hỏi làm sao để tải tài liệu ạ???