A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Mục lục
I.Định nghĩa
Phương trình bậc hai một ẩn là phương trình có dạng:
ax2 + bx +c = 0
trong đó x là ẩn; a, b, c là những số cho trước gọi là các hệ số và a ≠ 0
II. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Phương trình bậc hai ax2 + bx +c = 0 (a ≠ 0)
Δ = b2 – 4ac
*) Nếu Δ > 0 phương trình có hai nghiệm phân biệt: $ \displaystyle {{x}_{1}}=\frac{-b+\sqrt{\Delta }}{2a};{{x}_{2}}=\frac{-b-\sqrt{\Delta }}{2a}$
*) Nếu Δ = 0 phương trình có nghiệm kép: $ \displaystyle {{x}_{1}}={{x}_{2}}=\frac{-b}{2a}$
*) Nếu Δ < 0 phương trình vô nghiệm.
III. Công thức nghiệm thu gọn
Phương trình bậc hai ax2 + bx +c = 0 (a ≠ 0) và b = 2b’
Δ’ = b’2 – ac
*) Nếu Δ’ > 0 phương trình có hai nghiệm phân biệt:
*) Nếu Δ’ = 0 phương trình có nghiệm kép: $ \displaystyle {{x}_{1}}={{x}_{2}}=\frac{-b’}{a}$
*) Nếu Δ’ < 0 phương trình vô nghiệm.
IV. Hệ thức Viet và ứng dụng
- Nếu x1; x2 là hai nghiệm của phương trình ax2 + bx +c = 0 (a ≠ 0) thì: $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}{{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-\frac{b}{a}\\{{x}_{1}}{{x}_{2}}=\frac{c}{a}\end{array} \right.$
- Muốn tìm hai số u và v, biết u + v = S, uv = P, ta giải phương trình: x2 – Sx + P = 0 (Điều kiện để có u và v là S2 – 4P ≥ 0)
- Nếu a + b + c = 0 thì phương trình ax2 + bx +c = 0 (a ≠ 0) có hai nghiệm: $ \displaystyle {{x}_{1}}=1;{{x}_{2}}=\frac{c}{a}$
Nếu a – b + c = 0 thì phương trình ax2 + bx +c = 0 (a ≠ 0) có hai nghiệm: $ \displaystyle {{x}_{1}}=-1;{{x}_{2}}=-\frac{c}{a}$
V. Các bộ điều kiện để phương trình có nghiệm thỏa mãn đặc điểm cho trước
Tìm điều kiện tổng quát để phương trình ax2+bx+c = 0 (a ≠ 0) có:
- Có nghiệm (có hai nghiệm) ⇔ Δ ≥ 0
- Vô nghiệm ⇔ Δ < 0
- Nghiệm duy nhất (nghiệm kép, hai nghiệm bằng nhau) ⇔ Δ = 0
- Có hai nghiệm phân biệt (khác nhau) ⇔ Δ > 0
- Hai nghiệm cùng dấu ⇔ Δ ≥ 0 và P > 0
- Hai nghiệm trái dấu ⇔ Δ > 0 và P < 0 ⇔ a.c < 0
- Hai nghiệm dương(lớn hơn 0) ⇔ Δ ≥ 0; S > 0 và P > 0
- Hai nghiệm âm(nhỏ hơn 0) ⇔ Δ ≥ 0; S < 0 và P > 0
- Hai nghiệm đối nhau ⇔ Δ ≥ 0 và S = 0
- Hai nghiệm nghịch đảo nhau ⇔ Δ ≥ 0 và P = 1
- Hai nghiệm trái dấu và nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn ⇔ a.c < 0 và S < 0
- Hai nghiệm trái dấu và nghiệm dương có giá trị tuyệt đối lớn hơn ⇔ a.c < 0 và S > 0
B. Một số bài tập có lời giải
Bài 1. Giải các phương trình sau:
a) 2x2 -8 = 0
b) 3x2 – 5x = 0
c) -2x2 + 3x + 5 = 0
d) $ \displaystyle {{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-2x-6=0$
e) $ \displaystyle {{x}^{4}}+3{{x}^{2}}-4=0$
f) $ \displaystyle \frac{x+2}{x-5}+3=\frac{6}{2-x}$
Giải
a) $ \displaystyle 2{{x}^{2}}-8=0\Leftrightarrow 2{{x}^{2}}=8\Leftrightarrow {{x}^{2}}=4\Leftrightarrow x=\pm 2$
Vậy phương trình có nghiệm $ \displaystyle x=\pm 2$
b) $ \displaystyle 3{{x}^{2}}-5x=0\Leftrightarrow x(3x-5)\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x=0\\3x-5=0\end{array} \right.\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x=0\\x=\frac{5}{3}\end{array} \right.$
Vậy phương trình có nghiệm $ \displaystyle x=0;x=\frac{5}{3}$
c) $ \displaystyle -2{{x}^{2}}+3x+5=0$
⇔ $ \displaystyle 2{{x}^{2}}-3x-5=0$
Nhẩm nghiệm :
Ta có : a – b + c = 2 + 3 – 5 = 0 => phương trình có nghiệm: $ \displaystyle {{x}_{1}}=-1;{{x}_{2}}=-\frac{5}{-2}=\frac{5}{2}$
d) $ \displaystyle {{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-2x-6=0$
⇔ $ \displaystyle ({{x}^{3}}+3{{x}^{2}})-(2x+6)=0$
⇔ $ \displaystyle {{x}^{2}}(x+3)-2(x+3)=0$
⇔ $ \displaystyle (x+3)({{x}^{2}}-2)=0$
⇔ $ \displaystyle \left[ \begin{array}{l}x+3=0\\{{x}^{2}}-2=0\end{array} \right.\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x=-3\\{{x}^{2}}=2\end{array} \right.\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x=-3\\x=\pm \sqrt{2}\end{array} \right.$
e) $ \displaystyle {{x}^{4}}+3{{x}^{2}}-4=0$
Đặt $ \displaystyle t={{x}^{2}}(t\ge 0)$ . Ta có phương trình: $ \displaystyle {{t}^{2}}+3t-4=0$
a + b + c = 1 + 3 – 4 = 0
=> phương trình có nghiệm: $ \displaystyle {{t}_{1}}=1>0$ (thỏa mãn); $ \displaystyle {{t}_{2}}=-\frac{4}{1}=-4<0$ (loại)
Với: $ \displaystyle t=1\Leftrightarrow {{x}^{2}}=1\Leftrightarrow x=\pm 1$
Vậy phương trình có nghiệm $ \displaystyle x=\pm 1$
f) $ \displaystyle \frac{x+2}{x-5}+3=\frac{6}{2-x}$
TXĐ: x ≠ 2, x ≠ 5
⇔ $ \displaystyle \frac{(x+2)(2-x)}{(x-5)(2-x)}+\frac{3(x-5)(2-x)}{(x-5)(2-x)}=\frac{6(x-5)}{(x-5)(2-x)}$
⇒ $ \displaystyle (x+2)(2-x)+3(x-5)(2-x)=6(x-5)$
⇔ $ \displaystyle 4-{{x}^{2}}+6x-3{{x}^{2}}-30+15x=6x-30$
⇔ $ \displaystyle -4{{x}^{2}}+15x+4=0$
$ \displaystyle \Delta ={{15}^{2}}-4.(-4).4=225+64=289>0;\sqrt{\Delta }=17$
=> phương trình có hai nghiệm:
$ \displaystyle {{x}_{1}}=\frac{-15+17}{2.(-4)}=-\frac{1}{4}$ (thỏa mãn ĐKXĐ)
$ \displaystyle {{x}_{2}}=\frac{-15-17}{2.(-4)}=4$ (thỏa mãn ĐKXĐ)
Bài 2: Cho phương trình bậc hai ẩn x, tham số m : $ \displaystyle {{x}^{2}}+mx+m+3=0$ (1)
a/ Giải phương trình với m = – 2.
b/ Gọi x1; x2 là các nghiệm của phương trình. Tính $ \displaystyle x_{1}^{2}+x_{2}^{2};x_{1}^{3}+x_{2}^{3}$ theo m.
c/ Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1; x2 thỏa mãn: $ \displaystyle x_{1}^{2}+x_{2}^{2}=9$ .
d/ Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1; x2 thỏa mãn : 2x1 + 3x2 = 5.
e/ Tìm m để phương trình có nghiệm x1 = – 3. Tính nghiệm còn lại.
f/ Tìm m để phương trình có hai nghiệm trái dấu.
g/ Lập hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm của phương trình không phụ thuộc vào giá trị của m.
HƯỚNG DẪN GIẢI:
a/ Thay m = – 2 vào phương trình (1) ta có phương trình:
$ \displaystyle \begin{array}{l}{{x}^{2}}-2x+1=0\\\Leftrightarrow {{(x-1)}^{2}}=0\\\Leftrightarrow x-1=0\\\Leftrightarrow x=1\end{array}$
Vậy với m = – 2 phương trình có nghiệm duy nhất x = 1.
b/ Phương trình: $ \displaystyle {{x}^{2}}+mx+m+3=0$ (1)
Ta có: $ \displaystyle \Delta ={{m}^{2}}-4(m+3)={{m}^{2}}-4m-12$
Phương trình có nghiệm $ \displaystyle {{x}_{1}};{{x}_{2}}\Leftrightarrow \Delta \ge 0$
Khi đó theo định lý Vi-et, ta có: $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}{{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-m\text{ }(a)\\{{x}_{1}}{{x}_{2}}=m+3\text{ }(b)\end{array} \right.$
*) $ \displaystyle x_{1}^{2}+x_{2}^{2}={{({{x}_{1}}+{{x}_{2}})}^{2}}-2{{x}_{1}}{{x}_{2}}={{(-m)}^{2}}-2(m+3)={{m}^{2}}-2m-6$
*) $ \displaystyle x_{1}^{3}+x_{2}^{3}={{({{x}_{1}}+{{x}_{2}})}^{3}}-3{{x}_{1}}{{x}_{2}}({{x}_{1}}+{{x}_{2}})={{(-m)}^{3}}-3(m+3)(-m)=-{{m}^{3}}+3{{m}^{2}}+9m$
c/ Theo phần b : Phương trình có nghiệm $ \displaystyle {{x}_{1}};{{x}_{2}}\Leftrightarrow \Delta \ge 0$
Khi đó $ \displaystyle x_{1}^{2}+x_{2}^{2}={{m}^{2}}-2m-6$
Do đó $ \displaystyle x_{1}^{2}+x_{2}^{2}=9\Leftrightarrow {{m}^{2}}-2m-6=9\Leftrightarrow {{m}^{2}}-2m-15=0$
Δ’(m) = (-1)2 – 1.(-15) = 1 + 15 = 16 > 0
=> phương trình có hai nghiệm: $ \displaystyle {{m}_{1}}=\frac{1+4}{1}=5;{{m}_{2}}=\frac{1-4}{1}=-3$
Thử lại :
+) Với $ \displaystyle m=5\Rightarrow \Delta =-7<0$ => loại.
+) Với $ \displaystyle m=-3\Rightarrow \Delta =9>0$ => thỏa mãn.
Vậy với m = – 3 thì phương trình có hai nghiệm x1; x2 thỏa mãn: $ \displaystyle x_{1}^{2}+x_{2}^{2}=9$
d/ Theo phần b : Phương trình có nghiệm $ \displaystyle {{x}_{1}};{{x}_{2}}\Leftrightarrow \Delta \ge 0$
Khi đó theo định lý Vi-et, ta có: $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}{{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-m\text{ }(a)\\{{x}_{1}}{{x}_{2}}=m+3\text{ }(b)\end{array} \right.$
Hệ thức: 2x1 + 3x2 = 5 (c)
Từ (a) và (c) ta có hệ phương trình:
$ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}{{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-m\\2{{x}_{1}}+3{{x}_{2}}=5\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3{{x}_{1}}+3{{x}_{2}}=-3m\\2{{x}_{1}}+3{{x}_{2}}=5\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{{x}_{1}}=-3m-5\\{{x}_{2}}=-m-{{x}_{1}}\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{{x}_{1}}=-3m-5\\{{x}_{2}}=2m+5\end{array} \right.$
Thay $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}{{x}_{1}}=-3m-5\\{{x}_{2}}=2m+5\end{array} \right.$ vào (b) ta có phương trình :
$ \displaystyle (-3m-5)(2m+5)=m+3$
$ \displaystyle \Leftrightarrow -6{{m}^{2}}-15m-10m-25=m+3$
$ \displaystyle \Leftrightarrow -6{{m}^{2}}-26m-28=0$
$ \displaystyle \Leftrightarrow 3{{m}^{2}}+13m+14=0$
$ \displaystyle {{\Delta }_{(m)}}={{13}^{2}}-4.3.14=1>0$
=> phương trình có hai nghiệm phân biệt: $ \displaystyle {{m}_{1}}=\frac{-13+1}{2.3}=-2$ , $ \displaystyle {{m}_{2}}=\frac{-13-1}{2.3}=-\frac{7}{3}$
Thử lại :
+) Với $ \displaystyle m=-2\Rightarrow \Delta =0$ => thỏa mãn.
+) Với $ \displaystyle m=\frac{-7}{3}\Rightarrow \Delta =\frac{25}{9}>0$ => thỏa mãn.
Vậy với $ \displaystyle m=-2;m=-\frac{7}{3}$ phương trình có hai nghiệm x1; x2 thỏa mãn : 2x1 + 3x2 = 5.
e/ Phương trình (1) có nghiệm $ \displaystyle {{x}_{1}}=-3$
⇔ $ \displaystyle {{(-3)}^{2}}+m.(-3)+m+3=0\Leftrightarrow -2m+12=0\Leftrightarrow m=6$
Khi đó: $ \displaystyle {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-m\Leftrightarrow {{x}_{2}}=-m-{{x}_{1}}\Leftrightarrow {{x}_{2}}=-6-(-3)\Leftrightarrow {{x}_{2}}=-3$
Vậy với m = 6 thì phương trình có nghiệm x1 = x2 = – 3.
f/ Phương trình (1) có hai nghiệm trái dấu $ \displaystyle \Leftrightarrow ac<0\Leftrightarrow 1.(m+3)<0\Leftrightarrow m+3<0\Leftrightarrow m<-3$
Vậy với m < – 3 thì phương trình có hai nghiệm trái dấu.
g/ Giả sử phương trình có hai nghiệm x1; x2. Khi đó theo định lí Vi-et, ta có :
$ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}{{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-m\\{{x}_{1}}{{x}_{2}}=m+3\end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m=-{{x}_{1}}-{{x}_{2}}\\m={{x}_{1}}{{x}_{2}}-3\end{array} \right.\Leftrightarrow -{{x}_{1}}-{{x}_{2}}={{x}_{1}}{{x}_{2}}-3$
Vậy hệ thức liên hệ giữa x1; x2 không phụ thuộc vào m là: x1.x2 + (x1 + x2 ) – 3 = 0
Bài 3: Cho phương trình (m-1)x2 + 2x – 3 = 0 (1) (tham số m)
a) Tìm m để (1) có nghiệm
b) Tìm m để (1) có nghiệm duy nhất? tìm nghiệm duy nhất đó?
c) Tìm m để (1) có 1 nghiệm bằng 2? khi đó hãy tìm nghiệm còn lại(nếu có)?
HƯỚNG DẪN GIẢI:
a) + Nếu m-1 = 0 ⇔ m = 1 thì (1) có dạng 2x – 3 = 0 ⇔ $ \displaystyle x=\frac{3}{2}$ (là nghiệm)
+ Nếu m ≠ 1. Khi đó (1) là phương trình bậc hai có: Δ’=12– (-3)(m-1) = 3m-2
(1) có nghiệm ⇔ Δ’ = 3m-2 ≥ 0 ⇔ $ \displaystyle m\ge \frac{2}{3}$
+ Kết hợp hai trường hợp trên ta có: Với $ \displaystyle m\ge \frac{2}{3}$ thì phương trình có nghiệm
b)
+ Nếu m-1 = 0 ⇔ m = 1 thì (1) có dạng 2x – 3 = 0 ⇔ $ \displaystyle x=\frac{3}{2}$ (là nghiệm)
+ Nếu m ≠ 1. Khi đó (1) là phương trình bậc hai có: Δ’ = 1- (-3)(m-1) = 3m-2
(1) có nghiệm duy nhất ⇔ Δ’ = 3m-2 = 0 ⇔ $ \displaystyle m=\frac{2}{3}$ (thoả mãn m ≠ 1)
Khi đó $ \displaystyle x=-\frac{1}{m-1}=-\frac{1}{\frac{2}{3}-1}=3$
+Vậy với m = 1 thì phương trình có nghiệm duy nhất $ \displaystyle x=\frac{3}{2}$
với $ \displaystyle m=\frac{2}{3}$ thì phương trình có nghiệm duy nhất x = 3
c) Do phương trình có nghiệm x1 = 2 nên ta có:
(m-1)22 + 2.2 – 3 = 0 ⇔ 4m – 3 = 0 ⇔ $ \displaystyle m=\frac{3}{4}$ Khi đó (1) là phương trình bậc hai (do $ \displaystyle m-1=\frac{3}{4}-1=-\frac{1}{4}\ne 0$)
Theo đinh lí Viet ta có: x1.x2 = $ \displaystyle \frac{-3}{m-1}=\frac{-3}{-\frac{1}{4}}=12$
⇒ x2 = 6
Vậy $ \displaystyle m=\frac{3}{4}$ và nghiệm còn lại là x2 = 6
Bài 4: Cho phương trình: x2 -2(m-1)x – 3 – m = 0
a) Chứng tỏ rằng phương trình có nghiệm x1, x2 với mọi m
b) Tìm m để phương trình có hai nghiệm trái dấu
c) Tìm m để phương trình có hai nghiệm cùng âm
d) Tìm m sao cho nghiệm số x1, x2 của phương trình thoả mãn x12+x22
e) Tìm hệ thức liên hệ giữa x1 và x2 không phụ thuộc vào m
f) Hãy biểu thị x1 qua x2
Bài 5: Cho phương trình: x2 + 2x + m-1= 0 ( m là tham số)
a) Phương trình có hai nghiệm là nghịch đảo của nhau
b) Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1; x2 thoả mãn 3x1+2x2 = 1
c) Lập phương trình ẩn y thoả mãn $ \displaystyle {{y}_{1}}={{x}_{1}}+\frac{1}{{{x}_{2}}};{{y}_{2}}={{x}_{2}}+\frac{1}{{{x}_{1}}}$ ; với x1; x2 là nghiệm của phương trình ở trên
Không có đáp án ạ !
đc