Ôn tập các bài tập phần tập hợp và phần tử của tập hợp lớp 6

Cùng ôn tập các dạng bài tập thuộc phần Tập hợp, Phần tử của tập hợp trong chương trình Toán học lớp 6 với các dạng bài cơ bản và hướng dẫn giải bài chi tiết.

Cùng với các chuyên gia về các dạng toán cấp 2 đến từ các giáo viên chất lượng đang dạy tại các trường trung học cơ sở trên cả nước thì bạn có thể tìm hiểu được cách giải bài tập toán lớp 6 đơn giản và chính xác nhất. Dưới đây là một số dạng bài cơ bản nhất:

Đề bài về dạng toán Tập hộp đơn giản nhất

Một trong những dạng bài về tập hợp đơn giản nhất trong chương trình SGK phần số học lớp 6 là một số bài tập như sau:

Bài 1: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách, sau đó điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

12 ◻ A                           16 ◻ A

Bài giải:

Vì phần tử của A là số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 nên 8 và 14 không thuộc tập hợp A. Vậy A = {9; 10; 11; 12; 13}. Dùng tính chất đặc trưng cho các phần tử A = {x ∈ N ∣ 8 < x < 14} ta có: 12 ∈ A; 16 ∉∉ A.

Bài 2:

  1. Viết tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC”.

Bài giải:

Mỗi chữ cái trong TOÁN HỌC chỉ được liệt kê một lần, do đó tập hợp các chữ cái trong tù TOÁN HỌC là: {T; O; A; N; H; O; C}.

Bài 3:

Cho hai tập hợp: A = {a, b}              ;        B = {b, x, y}.

Điển kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

x ◻ A    ;        y ◻ B      ;          b ◻ A        ;          b ◻ B.

Bài giải:

x ∉ A        ;          y ∈ B           ;         b ∈ A         ;  b ∈ B

Trên đây là một số dạng toán cơ bản nhất mà các bạn học Toán lớp 6 thường gặp nhất để có thể nâng cao lên các bậc khó hơn ở Toán lớp 7, 8 và 9.

Tìm hiểu cách giải toán đơn giản nhất dành cho Đại số lớp 6

Bài 4:

Nhìn các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.

Tìm hiểu cách giải toán đơn giản nhất dành cho Đại số lớp 6

Bài giải:

Mỗi đường cong kín biểu diễn một tập hợp, mỗi dấu chấm trong một đường cong kín biểu diễn một phần tử của tập hợp đó. Hãy xét xem “bút” có phải là một phần tử của tập hợp H hay không.

Ta có: A = {15; 26}, B = {1; a; b}, M = {bút}, H = {sách; vở; bút}.

Bài 5:

  1. a) Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.
  2. b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày.

Bài giải:

  1. a) Vì mỗi quý có 3 tháng nên ta có A = {tháng tư; tháng năm; tháng sáu}
  2. b) Hướng dẫn: Các em hãy viết các tháng trong năm theo thứ tự từ tháng giêng đến tháng 12. Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. Mỗi tháng còn lại đều gồm 30 hoặc 31 ngày. Tháng 7 và tháng 8 đều có 31 ngày. Xen giữa hai tháng 31 ngày là một tháng có ít hơn 31 ngày.

Vậy B = {tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11}.

Dựa vào cách suy luận như trên để giải các bài toán cấp 2 chuẩn xác trong thời gian nhanh nhất.

Nguồn Toancap2.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *