Ôn tập Hình học thi vào cấp 3 (lớp 10)

A- HÌNH HỌC PHẲNG

I- HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG

—***—

I. Một số hệ thức về cạnh đường cao trong tam giác vuông

Trong một tam giác vuông:

$ a.A{{H}^{2}}=BH.CH$

Ôn tập Hình học thi vào cấp 3 (lớp 10)-1

⇒ Bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tích hai hình chiếu của 2 cạnh góc vuông trên cạnh huyền.

$ b.AH.BC=AB.AC$

⇒ Tích hai cạnh góc vuông bằng tích cạnh huyền với đường cao tương ứng.

$ c.A{{B}^{2}}=BC.BH,A{{C}^{2}}=BC.HC$

⇒ Bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền với hình chiếu tương ứng của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền.

$ d.\frac{1}{A{{H}^{2}}}=\frac{1}{A{{B}^{2}}}+\frac{1}{A{{C}^{2}}}$

⇒ Nghịch đảo bình phương đường cao bằng tổng nghịch đảo bình phương hai cạnh góc vuông.

II. Các tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông

1. Các tỉ số lượng giác

$ \begin{array}{l}Sin\alpha =\frac{AC}{BC},C\text{os}\alpha =\frac{AB}{BC}\\\tan \alpha =\frac{AC}{AB},Cot\alpha =\frac{AB}{AC}\end{array}$

Mẹo nhớ: “Sin Đi – Học, Cos Không – Hư, tan Đoàn – Kết, Cot Kết – Đoàn”

Ôn tập Hình học thi vào cấp 3 (lớp 10)-2

2. Một số tính chất và đẳng thức lượng giác cần nhớ

a. Với góc α nhọn (0° < α < 90°) thì 0 < sin α , cos α < 1.

b. $ \tan \alpha =\frac{\sin \alpha }{c\text{os}\alpha },\cot \alpha =\frac{c\text{os}\alpha }{\sin \alpha }$

c. $ \tan \alpha =\frac{1}{\cot g\alpha },\cot \alpha =\frac{1}{tg\alpha }\Rightarrow \tan \alpha .\cot \alpha =1$

d. $ {{\sin }^{2}}\alpha +c\text{o}{{\text{s}}^{2}}\alpha =1\Rightarrow \sin \alpha =\sqrt{1-c\text{o}{{\text{s}}^{2}}\alpha },c\text{os}\alpha =\sqrt{1-{{\sin }^{2}}\alpha }$ .

(Các bạn nhớ chỉ được lấy giá trị dương vì tuân theo tính chất a ở mục này)

d. Với góc α nhọn và sin α = sin β ⇔ α = β

f. $ 1+{{\tan }^{2}}\alpha =\frac{1}{c\text{o}{{\text{s}}^{2}}\alpha },1+{{\cot }^{2}}\alpha =\frac{1}{{{\sin }^{2}}\alpha }$ (Công thức này thầy đã chứng minh cho các bạn)

3. Mối quan hệ lượng giác của các góc phụ nhau

Nếu α + β = 90° thì các giá trị lượng giác của α và β chéo nhau, tức là:
sin α = cos β, cos α = sin β, tan α = cot β, cot α = tan β

4. Hệ thức liên hệ giữa cạnh và góc trong tam giác vuông

Ôn tập Hình học thi vào cấp 3 (lớp 10)-3

b = a . sin B = a . cos C

c = a . sin C = a . cos B

b = c . tan B = c . cot C

c = b . tan C = b . cot B

Vậy: Trong một tam giác vuông:

a. Độ dài một cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền với sin góc đối hoặc cos góc kề.

b. Độ dài một cạnh góc vuông bằng tích của cạnh góc vuông còn lại với tan góc đối hoặc cot góc kề.

*Chú ý: Giải tam giác là khái niệm của việc đi tính số đo của các góc nhọn, độ dài các cạnh của một tam giác vuông.

II- GÓC VÀ ĐƯỜNG TRÒN

Đường tròn:

1, Định nghĩa:

Tập hợp các điểm cách điểm 0 cho trước một khoảng cách R > 0 không đổi gọi là đường tròn tâm 0 bán kính R . Kí hiệu : ( 0 ; R)

2, Vị trí tương đối:

* Của một điểm với một đường tròn :

xét (0 ; R ) và điểm M bất kì

Vị trí tương đốiHệ thức
M nằm ngoài ( O ; R )OM > R
M nằm trên( O ; R ) hay M thuộc( O ; R)OM = R
M nằm trong ( O ; R )OM < R

* Vị trí của một đường thẳng với một đường tròn:

Xét ( O; R) và đường thẳng a bất kì (với d là khoảng cách từ  tâm O đến đường thẳng a)

Vị trí tương đốiSố điểm chungHệ thức
a cắt ( O ; R )2d < R
 a tiếp xúc ( O ; R )1d = R
a và ( O ; R ) không giao nhau0d > R

* Của hai đường tròn :

Xét ( O;R) và (O’; R’) ( với d = O O’ )

Vị trí tương đốiSố điểm chungHệ thức
Hai đường tròn cắt nhau2R – r < d < R- r
Hai đường tròn tiếp xúc nhau :

+ tiếp xúc ngoài :

+ tiếp xúc trong :

1 

 

d = R + r

d = R – r

Haiđường tròn không giao nhau :

+hai đường tròn ở ngoài nhau :

+đường tròn lớn đựng đường tròn nhỏ :

0 

 

d > R + r

 

d < R -r

3 . Tiếp tuyến của đường tròn :

a, Định nghĩa :

Đường thẳng d được gọi là tiếp tuyến của một đường tròn nếu nó chỉ có một điểm chung với đường đó .

b, Tính chất :

+ Tính chất 1 : Nếu một đường thẳng là một tiếp tuyến của một đường tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua  tiếp điểm .

+ Tính chất 2 : Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì giao điểm này cách đều hai tiếp điểm và tia kẻ từ giao điểm đó qua tâm đường tròn là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến .

c, Cách chứng minh :

  • Cách 1 : chứng minh đường thẳng đó có một điểm chung với đường tròn đó.
  • Cách 2 : chứng minh đường thẳng đó vuông góc với bán kính của đường tròn đó tại một điểm và điểm  đó thuộc đường tròn.

4 . Quan hệ giữa đường kính và dây cung :

* Định lí 1 : Đường kính vuông góc với một dây cung thì chia dây cung ấy ra thành hai phần bằng nhau .

* Định lí 2 : Đường kính đI qua trung điểm của một dây cung không đi qua tâm thì vuông góc với dây cung ấy.

5 . Quan hệ giữa dây cung và khoảng cách đến tâm :

* Định lí 1 : Trong một đường tròn hai dây cung bằng nhau khi và chỉ khi chúng cách đều tâm .

* Định lí 2 : Trong hai dây cung không bằng nhau của một đường tròn, dây cung lớn hơn khi và chỉ khi nó gần tâm hơn .

Góc trong đường tròn:

1, Các loại góc trong đường tròn:

– Góc ở tâm

– Góc nội tiếp

– Góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn

– Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung

2, Mối quan hệ giữa cung và dây cung:

* Định lí 1: Đối với hai cung nhỏ trong một đường tròn:

a, Hai cung bằng nhau căng hai dây bằng nhau

b, Đảo lại, hai dây bằng nhau trương hai cung bằng nhau.

* Định lí 2: Đối với hai cung nhỏ trong một đường tròn:

a, Cung lớn hơn căng dây lớn hơn

b, Dây lớn hơn trương cung lớn hơn.

3, Tứ giác nội tiếp:

a, Định nghĩa:

Tứ giác nội tiếp một đường tròn là tứ giác có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn . Đương tròn đó được gọi là đường tròn ngoại tiếp tứ giác.

b, Cách chứng minh :

* Cách 1: chứng minh bốn đỉnh của tứ giác cùng thuộc một đường tròn

* Cách 2: chứng minh tứ giác có tổng hai góc đối diện bằng 180°

* Cách 3: chứng minh tứ giác có hai đỉnh kề nhau nhìn cạnh đối diện dưới cùng một góc.

B- HÌNH HỌC KHÔNG GIAN

1. Các vị trí tương đối:

a.Vị trí tương đối của hai đường thẳng:

* a // b ⇔ a , b ⊂ (P), a và b không có điểm chung.

* a cắt b ⇔ a , b ⊂ (P), a và b có một điểm chung

* a và b chéo nhau ⇔ a và b không cùng thuộc một mặt phẳng.

b. Vị trí tương đối của đường thẳng a và mặt phẳng (P):

* a // (P) ⇔ a và (P) không có điểm chung.

* a cắt (P) ⇔ a và (P) có một điểm chung.

* a ⊂ (P) ⇔ a và (P) có vô số điểm chung.

c. Vị trí tương đối của hai mặt phẳng (P) và (Q):

* (P) // (Q) ⇔ không có điểm chung.

* (P) ∩ (Q) = a ⇔ có một đường thẳng a chung ( a gọi là giao tuyến của hai mặt phẳng).

* (P) ≡ (Q).

2. Một số cách chứng minh:

a. Chứng minh hai đường thẳng song song:

C1: a và b cùng thuộc một mặt phẳng.

a và b không có điểm chung.

C2: a // c và b // c.

C3Ôn tập Hình học thi vào cấp 3 (lớp 10)-6

b. Chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng:

$ \displaystyle \left. \begin{array}{l}a//b\\b\subset (P)\end{array} \right\}\Rightarrow a//(P)$

c.Chứng minh hai mặt phẳng song song:

$ \displaystyle \left. \begin{array}{l}a,b\subset (Q),aXb\\a//(P),b//(P)\end{array} \right\}\Rightarrow (P)//(Q)$

d.Chứng minh hai đường thẳng vuông góc:

$ \displaystyle \left. \begin{array}{l}a\bot (P)\\b\subset (P)\end{array} \right\}\Rightarrow a\bot b$

e.Chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng:

$ \displaystyle \left. \begin{array}{l}a\bot b,a\bot c\\bXc,b\subset (P),c\subset (P)\end{array} \right\}\Rightarrow a\bot (P)$

g.Chứng minh hai mặt phẳng vuông góc:

$ \displaystyle \left. \begin{array}{l}a\bot (P)\\a\subset (Q)\end{array} \right\}\Rightarrow (P)\bot (Q)$

Công thức tính một số hình không gian:

1.      Hình lăng trụ:

Sxq = P . h         với P: chu vi đáy      h : chiều cao

V = B h            B: diện tích đáy

1.      Hình trụ:

Sxq = P.h = 2pR.h với R: bán kính đáy

V = B.h = pR2.h          h: chiều cao.

2.      Hình chóp:

$ \displaystyle {{S}_{xq}}=\frac{1}{2}P.d$ ;

$ \displaystyle V=\frac{1}{3}B.h$

với d: đường cao mặt bên

2.      Hình nón:

$ \displaystyle {{S}_{xq}}=\frac{1}{2}P.d=\prod .R.l$ ;

$ \displaystyle V=\frac{1}{3}B.h=\frac{1}{3}\prod R_{{}}^{2}.h$

d: đường sinh; h: chiều cao.

3.      Hình chóp cụt:

$ \displaystyle {{S}_{xq}}=\frac{1}{2}(P+P’).d$ ;

$ \displaystyle V=\frac{1}{3}(B+B’+\sqrt{B.B’}).h$

3.      Hình nón cụt:

$ \displaystyle {{S}_{xq}}=\frac{1}{2}(P+P’).d=\prod (R+r)d$ ;

$ \displaystyle V=\frac{1}{3}(B+B’+\sqrt{B.B’}).h=\frac{\prod h}{3}(R_{{}}^{2}+r_{{}}^{2}+R.r)$

4.      Hình cầu:

$ \displaystyle S=4\prod R_{{}}^{2}$ ;

$ \displaystyle V=\frac{4}{3}\prod R_{{}}^{3}$

Bài tập có lời giải:

Bài 1: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (O). Các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H và cắt đường tròn (O) lần lượt tại M,N,P.

Chứng minh rằng:

  1. Tứ giác CEHD, nội tiếp .
  2. Bốn điểm B,C,E,F cùng nằm trên một đường tròn.
  3. AC = AH.AD; AD.BC = BE.AC.
  4. H và M đối xứng nhau qua BC. Xác định tâm đường tròn nội tiếp tam giác DEF

HD GIẢI:

Ôn tập Hình học thi vào cấp 3 (lớp 10)-4

Ôn tập Hình học thi vào cấp 3 (lớp 10)-5

Giải tiếp các bài toán:

1 Comment

Add a Comment
  1. Tài liệu hay quá, add cho em xin file để học tập với ạ, cảm ơn add nhiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *