- Phương pháp chứng minh hai đường thẳng song song
- 8 cách chứng minh 2 đường thẳng song song
- 10 cách chứng minh hai đường thẳng vuông góc
- 10 cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng
- 13 cách chứng minh hai góc bằng nhau
- 8 cách chứng minh tia Oz là tia phân giác của góc xÔy
- 7 cách chứng minh M là trung điểm của đoạn thẳng AB
- Phương pháp chứng minh các tam giác đặc biệt
- Cách xác định tâm đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tam giác
- Phương pháp chứng minh các tứ giác đặc biệt
- 6 cách chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn
- Phương pháp chứng minh đường trung trực của đoạn thẳng
- 2 cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn
- 4 cách chứng minh hai cung tròn bằng nhau
- 15 cách chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau
- 7 cách chứng minh một đoạn thẳng bằng 1/2 đoạn thẳng khác
- 4 cách chứng minh một góc bằng nửa góc khác
- 5 cách chứng minh 3 đường thẳng đồng quy
- Cách chứng minh hai tam giác đồng dạng và ứng dụng
- Ví dụ cách chứng minh hai tam giác bằng nhau
- Cách chứng minh một điểm là trọng tâm, trực tâm của tam giác
- Chứng minh một điểm là tâm đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp, bàng tiếp tam giác
- Chứng minh các quan hệ không bằng nhau (cạnh – góc – cung)
Dưới đây là các cách chứng minh những tứ giác đặc biệt: hình thang, hình thang cân, hình thang vuông, hình bình hành,
1. Hình thang: Tứ giác có hai cạnh song song.
2. Hình thang cân:
- Hình hang có hai đường chéo bằng nhau.
- Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
- Hình thang nội tiếp trong đường tròn.
3. Hình thang vuông: Hình thang có một góc vuông.
4. Hình bình hành:
- Tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song.
- Tứ giác có 2 cặp cạnh đối bằng nhau.
- Tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
- Tứ giác có 2 cặp góc đối bằng nhau.
- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
5. Hình chữ nhật:
- Tứ giác có 3 góc vuông.
- Hình bình hành có một góc vuông.
- Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau.
- Hình thang cân có một góc vuông.
6. Hình thoi:
- Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau.
- Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau.
- bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau.
- Hình bình hành có một đường chéo là tia phân giác của một góc.
7. Hình vuông:
- Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau
- Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc
- Hình chữ nhật có một đường chéo là tia phân giác.
- Hình thoi có một góc vuông.
- Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.