Bài tập tuần 20 – Toán lớp 7 – THCS Dịch Vọng Hậu

THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ. LUYỆN TẬP VỀ BA TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA TAM GIÁC.

Bài 1: Số lượng học sinh nữ trong một trường THCS được ghi lại trong bảng dưới đây:

1918201915
2519221618
1625181519
2022181518

a) Để có được bảng này, theo em người điều tra phải làm gì?

b) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì?

c) Có bao nhiêu giá trị của dấu hiệu? Bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu?

d) Viết các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số tương ứng của chúng.

Bài 2: Chọn 48 gói chè một cách tùy ý trong kho của một cửa hàng và đem cân, kết quả được ghi lại trong bảng dưới đây:

Khối lượng từng gói chè ( tính bằng gam )
485250515050
494849494952
505049505149
514950515151
504847505050
515050495152
524950494849
474750505150

Hãy cho biết:

a) Dấu hiệu cần tìm hiểu . Số tất cả các giá trị của dấu hiệu.

b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu.

c) Viết các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của chúng.

Bài 3: Tổng số điểm bài thi học kì hai môn Văn và Toán của 90 học sinh lớp 7 của một trường THCS được ghi lại trong bảng sau:

101391815151017812
1219141112131611159
188121617189121318
914181310121115910
1511159181415101613
1510121316141518107
814171119912131415
16915613111591617
11131916101814151412

Hãy cho biết:

a) Dấu hiệu cần tìm hiểu. Số tất cả các giá trị của dấu hiệu.

b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu.

c) Viết các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.

Bài 4: Điều tra về “môn học mà bạn thích nhất” đối với các bạn trong khối 7, bạn Tuấn nhận được các ý kiến trả lời sau đây:

ToánNgữ VănVật líÂm nhạcLịch sửSinh học
Địa líToánNgoại ngữToánNgữ VănVật lí
Ngữ VănToánToánNgoại ngữVật líÂm nhạc
ToánNgoại ngữNgữ VănLịch sửToánToán
Âm nhạcNgoại ngữToánToánLịch sửVật lí
Ngữ VănĐịa líÂm nhạcToánNgoại ngữToán
Vật líToánVật líVật líToánNgữ Văn
Ngoại ngữNgữ VănNgữ VănToánToánÂm nhạc

a) Có bao nhiêu bạn tham gia trả lời?

b) Dấu hiệu ở đây là gì?

c) Có bao nhiêu môn học được các bạn nêu ra?

d) Số bạn “yêu thích nhất” đối với mỗi môn học đó ( tần số )?

Bài 5: Kết quả điều tra của 40 hộ gia đình thuộc một phường được cho bởi bảng sau:

2200102212
2020210011
0202202301
2032200122

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị của dấu hiệu.

b) Viết số các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số tương ứng.

Bài 6: Cho △ABC. M là trung điểm của BC. Kể AD // BM, AD = BM ( M và D khác phía đối với AB ). I là trung điểm của AB.

a) Chứng minh D, I, M thẳng hàng.

b) Chứng minh AM // BD.

c) Trên tia đối của tia AD lấy điểm E sao cho AE = AD. Chứng minh EC // BD.

Bài 7: Cho tam giác ABC có AB = AC. Trên cạnh AB và AC lấy điểm D và E tương ứng sao cho AD = AE. Gọi K là giao điểm của BE và CD. Chứng minh:

a) BE = CD;

b) △KBD = △

Bài 8: Cho △ABC, M là trung điểm của AB. Kẻ MD vuông góc với AB ( D thuộc đường thẳng BC ). Trên tia AD lấy điểm E sao cho AE = BC. Chứng minh △ABC = △BAE.

Bài 9: Cho △ABC. Vẽ $ \widehat{{DAB}}={{60}^{O}},~AD=AB$ ( AD và AC khác phía đối với AB ). Vẽ $ \widehat{{CAE}}={{60}^{o}},~AE=AC$ ( AE và AB khác phía đối với AC ). DC cắt BE tại K.

a) Chứng minh $ \widehat{{DAC}}=\widehat{{BAE}}.$

b) Chứng minh DC = BE.

c) Tính $ \widehat{{BKC}}.$

Bài 10: Cho △ABC. Gọi M là trung điểm BC. Kẻ BH vuông góc với AM ( H$ \in $ đường thẳng AM ), CK vuông góc với AM ( K $ \in $ đường thẳng AM ). Chứng minh :

a) BH // CK;

b) M là trung điểm của HK;

c) HC // BK.

Series Navigation<< Bài tập tuần 19 – Toán lớp 7 – THCS Dịch Vọng Hậu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *