- Bài tập tuần 1 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 2 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 3 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 4 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 5 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 6 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 7 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 8 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 9 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 10 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 11 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 12 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 13 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 14 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 15 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 16 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 17 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 18 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 19 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 20 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 21 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 22 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 23 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 24 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 25 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 26 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 27 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 27 – Toán lớp 9 (tiếp)
- Bài tập tuần 28 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 29 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 30 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 31 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 32 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 33 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 34 – Toán lớp 9
- Bài tập tuần 35 – Toán lớp 9
BÀI TẬP TUẦN 17
– Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
– Ôn tập chương II (hình)
Bài 1: Hãy cho biết số nghiệm của mỗi hệ phương trình sau và giải thích vì sao?
a) $ \left\{ \begin{array}{l}-5x+y=3\\3x-y=2\end{array} \right.$
b) $ \left\{ \begin{array}{l}3x-2y=5\\-9x+6y=4\end{array} \right.$
c) $ \left\{ \begin{array}{l}-2x+y=2\\3x-y=1\end{array} \right.$
d) $ \left\{ \begin{array}{l}-2x+3y=4\\8x-12y=-16\end{array} \right.$
Bài 2: Cho hai phương trình $ x-y=2$ và $ x+y=-3$.
a) Tìm nghiệm tổng quát của mỗi phương trình trên.
b) Vẽ các đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của hai phương trình trên cùng một hệ trục tọa độ rồi xác định nghiệm chung của chúng.
Bài 3: Cho các phương trình với m là tham số:
$ \left( m+1 \right)x-my=3\left( 1 \right)$
$ 2mx-\left( m-1 \right)y=1\left( 2 \right)$
a) Tìm m biết phương trình (1) có một nghiệm là $ \left( -2;3 \right)$
b) Với m vừa tìm được ở trên, hãy thay vào phương trình (2) rồi tìm nghiệm tổng quát của phương trình này.
Bài 4: Cho hệ phương trình $ \left\{ \begin{array}{l}x-y+m=0\\\left| x \right|+y=3\end{array} \right.$ (m là tham số)
Biện luận theo m số nghiệm của hệ phương trình.
Bài 5: Cho hệ phương trình sau với a, b là các tham số
$ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}ax+y=1\,\,\,\left( 1 \right)\\\left( a-1 \right)x+2by=-3\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.$
a) Tìm a, b biết rằng hệ đã cho có một nghiệm là $ \left( -1;1 \right)$
b) Với a, b vừa tìm được, hãy vẽ hình minh họa tập nghiệm của mỗi phương trình của hệ đã cho.
Bài 6: Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Vẽ đường tròn tâm A bán kính AH. Từ B, C kẻ các tiếp tuyến BE, CF với đường tròn (A) ( E, F là tiếp điểm). Chứng minh:
a) Ba điểm E, A, F thẳng hàng và BE // CF.
b) Đường thẳng EF tiếp xúc với đường tròn đường kính BC tại A.
Bài 7: Cho hai đường tròn có chung tâm là O và có bán kính lần lượt là R và $ \frac{R}{2}$. Từ một điểm A cách O một đoạn OA =2R, kẻ 2 tiếp tuyến AB, AC đến đường tròn ( O; R). Gọi D là giao điểm của đường thẳng AO với đường tròn (O; R) và điểm O thuộc đoạn AD. Chứng minh:
a) Đường thẳng BC tiếp xúc với đường tròn (O; $ \frac{R}{2}$).
b) Tam giác BCD là tam giác đều.
c) Đường tròn $ \left( O;\frac{R}{2} \right)$ nội tiếp tam giác BCD.
Bài 8: Cho đường tròn (O; R), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn. Kẻ đường kính CD. Tia phân giác của góc BOD cắt AB tại E.
a) CMR: ED là tiếp tuyến của đường tròn (O).
b) CMR: $ AC+DE\ge 2R$
c) Tính số đo góc AOE.
Bài 9: Cho đường tròn (O) bán kính OA =R. Vẽ đường tròn (O’) đường kính OA.
a) Hai đường tròn có vị trí như thế nào đối với nhau?
b) Vẽ dây AB của đường tròn (O), cắt đường tròn (O’) ở điểm C (khác A). CMR: AC= CB.
c) Tính độ dài OC biết OA =15cm, AB =24cm.
d) Đường vuông góc với OA tại A cắt đường thẳng OC tại M. Tính độ dài OM với các số đo của OA và AB nêu trong câu c.