Bài tập tuần 20 – Toán lớp 9

BÀI TẬP TUẦN 20:

– Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số.

– Góc ở tâm. Số đo cung.

Bài 1: Giải các hệ phương trình sau bằng phương pháp cộng đại số:

a) $ \left\{ \begin{array}{l}5x-3y=-1\\3x-5y=-7\end{array} \right.$ c) $ \left\{ \begin{array}{l}-x+2y=3\\3x+y=-1\end{array} \right.$

b) $ \left\{ \begin{array}{l}\frac{x+y}{3}+\frac{2}{3}=3\\\frac{4x-y}{6}+\frac{x}{4}=1\end{array} \right.$ d) $ \left\{ \begin{array}{l}2x+2\sqrt{3}y=1\\\sqrt{3}x+2y=-5\end{array} \right.$

Bài 2: Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp cộng đại số:

a) $ \left\{ \begin{array}{l}4\sqrt{2}x-2y=6\\3\sqrt{2}x+2y=8\end{array} \right.$

b) $ \left\{ \begin{array}{l}3\left( 4x-7 \right)-4\left( x-y \right)=-12\\5\left( 2x+3y \right)-3\left( 4x-y \right)=58\end{array} \right.$

c) $ \left\{ \begin{array}{l}\sqrt{2}x-y=3\\x+\sqrt{2}y=\sqrt{2}\end{array} \right.$

d) $ \left\{ \begin{array}{l}\frac{x}{2}-2y=\frac{3}{4}\\2x+\frac{y}{3}=-\frac{1}{3}\end{array} \right.$

Bài 3: Giải hệ phương trình:

a) $ \left\{ \begin{array}{l}49x+7y=-1\\\frac{-4}{3}x-2y=\frac{4}{3}\end{array} \right.$

b) $ \left\{ \begin{array}{l}4x+3y=13\\5x-3y=-31\end{array} \right.$

c) $ \left\{ \begin{array}{l}\frac{-5}{3x+1}+\frac{7}{2y-3}=\frac{5}{7}\\\frac{1}{3x+1}-\frac{1}{2y-3}=\frac{2}{7}\end{array} \right.$

d) $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}\frac{2x-3y}{4}-\frac{x+y-1}{5}=2x-y-1\\\frac{x+y-1}{3}+\frac{4x-y-2}{4}=\frac{2x-y-3}{6}\end{array} \right.$

Bài 4: Chứng tỏ rằng khi m thay đổi, đường thẳng có phương trình:

$ \left( 2{{m}^{2}}+m+4 \right)x-\left( {{m}^{2}}-m-1 \right)y-5{{m}^{2}}-4m-13=0$

luôn luôn đi qua một điểm cố định.

Bài 5: Xác định m để hệ phương trình $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}mx-2y={{m}^{2}}-m+6\\\left( m+1 \right)x-2y={{m}^{2}}+7\end{array} \right.$ có nghiệm (x; y) mà điểm (x; y) thuộc đường thẳng 2x – y + 3 = 0

Bài 6: Cho đường tròn (O) và một điểm M nằm ngoài đường tròn. Qua M vẽ các tiếp tuyến MA, MB với đường tròn (O). Biết $ \widehat{AMB}={{54}^{0}}$. Hỏi các bán kính OA, OB tạo thành góc ở tâm bao nhiêu độ?

Bài 7: Cho đường tròn tâm O đường kính AB. Vẽ góc ở tâm $ \widehat{AOC}={{50}^{0}}$. Vẽ dây $ CD\bot AB$ và dây DE // AB.

a) Tính số đo của cung nhỏ BE.

b) Tính số đo của cung CBE, từ đó suy ra ba điểm C, O, E thẳng hàng.

Bài 8: Cho đường tròn (O; R), điểm M nằm ngoài đường tròn. Từ M kẻ hai tiếp tuyến MA, MB với đường tròn (A, B là các tiếp điểm). Nối MO cắt cung nhỏ AB tại N

a) Cho OM = 2R. Tính $ \widehat{AON}$ và số đo $ \overset\frown{ANB}$

b) Biết $ \widehat{AMB}={{36}^{0}}$. Tính góc ở tâm hợp bởi hai bán kính OA, OB.

Bài 9: Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ đường tròn tâm O, đường kính BC. Đường tròn (O) cắt AB, AC tương ứng tại M và N.

a) Chứng minh các cung nhỏ BM và CN có số đo bằng nhau

b) Tính $ \widehat{MON}$, nếu $ \widehat{BAC}={{40}^{0}}$

Bài 10: Trên cung nhỏ $ \overset\frown{AB}$ của đường tròn (O), cho hai điểm C, D sao cho cung $ \overset\frown{AB}$ được chia thành ba cung bằng nhau, tức là $ \overset\frown{AC}=\overset\frown{CD}=\overset\frown{DB}$. Bán kính OC và OD cắt dây AB lần lượt tại E và F.

a) Hãy so sánh các đoạn thẳng AE, EF và FB

b) Chứng minh rằng AB // CD

Series Navigation<< Bài tập tuần 19 – Toán lớp 9Bài tập tuần 21 – Toán lớp 9 >>

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *